Các lỗi thường gặp khi thi công trần thạch cao? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Trần thạch cao là một phương án rất hiện đại nhằm thay thế cho trần bê tông cổ điển. Vừa tiết kiệm được chi phí, thi công thì lại nhanh hơn và thẩm mĩ thì cực kỳ vượt trội. Trần thạch cao sẽ giúp cho không gian trở nên sang trọng hơn rất nhiều. Vì vậy yêu cầu thi công phải chính xác, cẩn thận và phải đẹp. Chỉ cần thi công lỗi thì sẽ rất dễ bị lộ và nhìn sẽ rất xấu. Bài viết này AC Design sẽ tổng hợp một số lỗi thường gặp để các bạn nắm được nhé.

 

Các Lỗi Thường Gặp Khi Thi Công Trần Thạch Cao? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

 

Các lỗi thường gặp khi thi công trần thạch cao

Quá trình đóng thô thường ít khi xảy ra lỗi. Nếu có thì khi căn chỉnh có sai sót cũng không nhiều. Chủ yếu lỗi thường gặp khi sơn bả hoàn thiện. Và dưới đây là một số lỗi thường gặp

1. Nứt khe nối giữa 2 tấm

Lỗi này sau khi thi công cũng rất thường gặp. Hiện tượng là xuất hiện vết nứt nhỏ ở khe nối giữa 2 tấm thạch cao.

Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân chính sau

  • Thợ không dùng băng lưới xử lý mối nối trước khi bả. Phần ghép nối giữa 2 tấm thạch cao ta phải dán băng lưới vào khe nối này. Sau đó dùng bột xử lý mối nối chuyên dụng để bả vào những khe đã dán băng lưới. Sau đó mới tiến hành bả và sơn thì sẽ không bị tình trạng như này.

  • Những phần ghép giữa 2 tấm thạch cao thì bao giờ cũng phải đi U ở đó. Nếu phần ghép này bị hẫng thì khả năng bị nứt là rất cao.

2. Trần không phẳng, ghồ ghề

Trần sau khi hoàn thiện không được phẳng, xuất hiện những đường bị dày cộm lên làm cho trần nhìn như là có sóng vậy.

Nguyên nhân: khi ta xử lý mối nối thì phần mối nối đó sẽ dày hơn chút. Nếu đến công đoạn bả, thợ bả quá mỏng và không biết cách bả thì phần mối nối này bao giờ cũng sẽ dày hơn. Đến khi giáp lại không dùng bàn giáp mà giáp tay không thì không thể phẳng được. Dẫn đến tình trạng trần bị gợn sóng như vậy.

Để khắc phục tình trạng này thì cũng tùy trường hợp. Có thể rất dễ và có thể cũng rất khó. Nếu dễ nhất thì ta bả rộng vùng bị gợn sóng đó ra làm giảm sự mấp mô trên trần. Còn trường hợp xấu thì chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu. Tức là phải bả lại cả trần, sau đó phải giáp và sơn lại.