Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong thiết kế nội thất
Trong ngành thiết kế nội thất hiện nay, vật liệu xanh đang là xu hướng được ưa chuộng sử dụng và dần thay thế cho vật liệu tự nhiên.
Vật liệu xanh là vật liệu không có tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất, vận chuyển, xây dựng và thậm chí là phá dỡ. Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu (trong sản xuất, vận chuyển, sử dụng và tái chế vật liệu). Vật liệu thân thiện với môi trường cũng có thể không (hoặc tối thiểu) tác động tiêu cực đến môi trường sống và các hoạt động khi có mặt trong công trình. Vật liệu xanh được phân loại thành các nhóm sau dựa trên nguồn gốc và ứng dụng của chúng như sau:
Có thể hiểu vật liệu xanh là vật liệu có trách nhiệm với môi trường vì các ảnh hưởng của chúng được cân nhắc trong suốt vòng đời của vật liệu đó. (Green materials are environmentally responsible because impacts are considered over the life of the product (Spiegel and Meadows,1999).
Vật liệu xanh là những loại vật liệu giảm thiểu tác động tiêu cực vào môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, xây dựng công trình, và cả khi phá dỡ công trình. Sử dụng vật liệu xanh đồng nghĩa với việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu (trong sản xuất, vận chuyển vật liệu và sử dụng, khai thác công trình). Vật liệu xanh khi đã có mặt trong công trình cũng không (hoặc giảm thiểu) ảnh hưởng tiêu cực, độc hại vào môi trường sống, sinh hoạt. Vật liệu xanh đúng nghĩa được phân loại nguồn gốc và sử dụng theo những nhóm sau:
Các loại vật liệu có khả năng tái chế, tuần hoàn trong tự nhiên, có trữ lượng lớn, phát triển nhanh như một số loại tre, gỗ (với việc khai thác và tái đầu tư hợp lý).
Các loại vật liệu có sẵn ở địa phương, vật liệu dễ chế tác, thi công như đất, đá, các loại cây thích hợp dùng trong xây dựng… nhằm làm giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm năng lượng.
Các loại vật liệu giảm độc hại tới môi trường (bụi, khí thải, chất thải rắn…) trong quá trình sản xuất, thi công; ít ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên; giảm tiêu thụ năng lượng. Ví dụ các loại gạch không nung, bê tông nhẹ…
Các loại vật liệu tái chế như kim loại, thuỷ tinh, giấy bìa, gỗ…; các loại rác thải công nghiệp như chai lọ, container đựng hàng, xe hỏng… Tuy nhiên dạng vật liệu xanh này bản chất là một cách tận dụng phế thải, chủ yếu để làm những công trình tạm hoặc công trình đơn lẻ không yêu cầu bền vững. Mặt trái khác có thể là ảnh hưởng độc hại từ những loại vật liệu này.
Việc phát triển vật liệu thân thiện với môi trường còn nhiều thách thức về quy mô và chất lượng do nguồn nguyên liệu, kinh phí, máy móc khoa học công nghệ và khả năng tiếp cận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong tương lai gần, vật liệu xanh sẽ dần phát triển theo xu hướng chung của thế giới, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, bắt kịp sự phát triển chung của ngành vật liệu xanh toàn cầu. Các nhà thiết kế nội thất có thể thúc đẩy sự sáng tạo trong thiết kế nội thất nói chung và đồ gia dụng hiện đại nói riêng theo nhiều hướng để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và tiết kiệm tài nguyên.
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Danh mục
Xuất phát từ niềm đam mê với nội thất và đam mê cái đẹp. Chúng tôi ở đây để giúp bạn tạo nên những không gian tuyệt vời nhất và tốt nhất theo cách của riêng bạn.
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP