Nguồn gốc thú vị từ những món đồ nội thất mà bạn không ngờ tới
“Nội thất” trong tiếng Anh có xuất xứ từ tiếng Pháp “Fourniture” có nghĩa là vật dụng hoặc đồ dự trữ. Có thể bạn chưa biết, việc sử dụng các đồ vật từ tự nhiên để tạo ra các món đồ nội thất thô sơ nhất đã xuất hiện từ thời sơ khai của nền văn minh nhân loại. Ban đầu, những chiếc ghế, bàn,.. đều được tạo thành bằng những gốc cây, phiến đá, những hang hốc rêu phong được trưng làm phòng ngủ.
Vào khoảng thời kỳ đồ đá trước hoặc đầu thời kỳ đồ đá mới, từ khoảng 30.000 năm trước, con người bắt đầu kỷ nguyên xây dựng và chạm khắc đồ nội thất của loài người bằng gỗ, đá và xương động vật. Minh chứng cho điều này đó chính là bức tượng nhỏ của thần Vệ nữ trong tư thế đang ngồi trên ngai vàng được tìm thấy tại Gagarino Nga. Ngoài ra tại Catal Huyuk, Thổ Nhĩ Kỳ các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một bức tượng nữ ngồi ghế tương tự có niên đại từ 6000 - 5500 trước CN. Với việc bức tượng có dáng ngồi trên ghế đã ngụ ý khẳng định rằng đồ nội thất đã là những đồ đạc được phổ biến của thời đại đó.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồ nội thất đã được tạo thành từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau như: Lau sậy, gỗ, đá, ngày với, kim loại,... Bên cạnh đó, tọa tiết hoa văn trang trí cũng đã xuất hiện ban đầu từ hình các chòm sao, những sinh vật thần thoại,... Sắt và đồng là 2 kim loại đã được sử dụng thường xuyên nhất và có biến đấu khảm hoặc bọc.
Một điều thú vị của các đồ nội thất cổ đó là chân của chúng thường có hình dạng như chân động vật và sử dụng các khớp mộng và mộng. Đồ sơn mài, ngà voi cũng rất phổ biến.
Tại Ai Cập, giường, ghế đẩu, ngai vàng và các hộp là những hình thức nội thất chính và quan trọng nhất ở đây. Bên cạnh đó, tại những bức tranh được chạm khắc trên đá cho thấy tranh bích họa, các chum nước,... cũng là những món đồ nội thất phong phú của Ai Cập.
Tại Châu Âu, ở một ngôi làng từ thời kỳ đồ đá ở Sara Brae thuộc quần đảo Orkney của Scotland khoảng 2.000 năm trước Công nguyên các nhà khảo cổ đã tìm thấy những món đồ nội thất của con người . Những người dân thời kỳ đồ đá sống trong những túp lều bằng đá, họ sử dụng xương cá voi và cỏ để lợp mái nhà, những đồ nội thất tiêu biểu như tủ và giường được làm từ các tảng đá lớn.
Tại Hy Lạp cổ đại, đồ nội thất thường được chế tác từ gỗ, số ít được làm từ đá và kim loại. Đồ nội thất tại đây khá phong phú như: các tác phẩm điêu khắc, tượng nhỏ, bình sơn, đất nung,... Danh từ “ngai vàng” mà chúng ta hiện nay sử dụng có nguồn gốc từ Hy lạp, đây là chỗ ngồi được chỉ định cho các vị thần hoặc những cá nhân có địa vị cao trong xã hội.
Tại La Mã, nguồn gốc từ nội thất Hy Lạp thế nhưng với sự lớn mạnh của mình La Mã đã từng bước thay thế và trở thành nền văn hóa quan trọng nhất Châu Âu. Sau khi Hy Lạp sáp nhập vào la mã năm 146 TCN, Rome đã tiếp quản sản xuất và phân phối lại đồ nội thất của Hy Lạp, ranh giới giữa 2 nền văn minh bị xóa nhòa. Tuy nhiên, đồ nội thất thời kỳ La Mã lại khá ít bằng chứng, ít tác phẩm còn tồn tại cho đến thời nay. Có lẽ răng phong cách nội thất cuối thời kỳ cổ đại vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ trung cổ.
Đến thời kỳ Phục Hưng của Ý vào thế kỷ 14 và 15, ngành thiết kế có bước ngoặt mới. Một sự bùng nổ về thiết kế, nội thất và sự phục hưng văn hóa tại Bắc Âu vào cuối thế kỷ XV.
Từ thế kỷ 17, tại Nam và Bắc Âu nội thất được thiết kế theo phong cách Baroque sang trọng, đồ đạc được mạ vàng và kết hợp trang trí với thực vật và cuộn.
Những năm 1801-1900, đồ nội thất đã được thiết kế tinh xảo rất tỉ mỉ và nghệ thuật. Những năm này, phong cách Gothic rất được ưa chuộng và có những thiết kế ghế rời rất lạ mắt. Ghế tinh xảo thường được những gia đình có điều kiện có sử dụng trong các bữa tối.
Tại Bắc Mỹ, từ đầu kỷ 20 đồ nội thất cơ bản hơn và mang tính ứng dụng hơn so với các đồ nội thất mang tính nghệ thuật. Những đồ thường dùng hằng ngày như tủ quần áo, ghế ngồi,... sẽ được làm bằng gỗ anh đào hoặc óc chó bởi chúng dễ dàng tạo hình và có độ bền cao.
Vào thời hậu thế chiến thứ hai, những thiết kế nội thất có phần đơn giản và tạo kiểu dáng đẹp hơn bởi được ảnh hưởng bởi các nghệ sĩ đến từ nhiều nước khác nhau. Những chiếc ghế vào thời kỳ này đại diện cho nhu cầu chỗ ngồi cơ bản kết hợp với nghệ thuật nên chúng dần trở nên phổ biến rộng rãi.
1. Thiết kế sinh tháiThiết kế sinh thái bắt nguồn từ năm 1920 tại nước Mỹ, khi mọi người nhận thức rằng mức phí mà một số đồ vật liệu có thể gây ra những tác động xấu đến với môi trường. Đến những năm 1960, đồ nội thất trong Thiết kế sinh thái ngày càng như phổ biến vì ứng dụng nguồn tài nguyên có thể nhanh chóng phát triển và thay thế như tre. Đây là những vật liệu có thể sử dụng mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
2. Đồ nội thất đương đạiĐồ nội thất đương đại là những thiết kế nội thất hiện đại xuất hiện từ những năm 1970 trở đi. Lúc này đồ nội thất bằng nhôm và sắt là những vật liệu phổ biến, chúng có thể thiết kế được nhiều kiểu dáng hiện dáng, hình học, bàn bếp, phòng ăn,...
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Danh mục
Xuất phát từ niềm đam mê với nội thất và đam mê cái đẹp. Chúng tôi ở đây để giúp bạn tạo nên những không gian tuyệt vời nhất và tốt nhất theo cách của riêng bạn.
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP
ACDESIGN - ĐỘI NGŨ CHUYÊN NGHIỆP